Khi da bạn xuất hiện những vết sậm màu bạn không nên quá lo lắng bởi thông thường chúng là biểu hiện của hiện tượng tăng sắc tố trên da, và thường là vô hại, ngoại trừ chúng làm gương mặt hoặc làn da bạn trông xấu hơn, khiến bạn mất tự tin với vẻ ngoài của mình. Tìm hiểu hiện tượng tăng sắc tố trên da sẽ giúp bạn biết về các bệnh lý trên da của mình chẳng hạn như những vết chàm, tàn nhang hoặc nám da


Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng sắc tố trên da chính là quá trình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi tia UV tiếp xúc với da, nó kích thích melanocyte làm tăng quá trình sản xuất melanin để hấp thụ các tia cực tím để bảo vệ da. Và càng tăng quá trình sản xuất malanin, da càng có nguy cơ bị tối màu, đó là lúc da bạn xuất hiện các đốm tàn nhang, nám da hoặc đồi mồi. Để hạn chế, trị tàn nhang, bạn nên bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng bằng các trang phục hoặc bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời.




Đôi khi, hiện tượng tăng sắc tố cũng có thể xảy ra khi da bạn trải qua một tổn thương nào đó, chẳng hạn như bị bỏng, bị cắt, cạo hoặc do mụn trứng cá. Các tổn thương này có thể khiến da bị đổi màu kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí nhiều năm và trở thành một vết sẹo vĩnh viễn. Loại tăng sắc tố này có thể xảy ra ở bất kỳ loại da nào nhưng những người có làn đa sậm màu có nguy cơ bị tăng sắc tố cao hơn.


Nám và tàn nhang là một rối loạn sắc tố phổ biến xuất hiện chủ yếu ở làn da phụ nữ (theo Viện da liễu Mỹ, chỉ có 10% số người bị nám da là nam giới). Hiện nay nguyên nhân chính xác gây nên nám da chưa được xác định rõ, chua tri nam da, có thể do ánh nắng, có thể do di truyền và cũng có thể do bạn đang dùng một loại thuốc nào đó (thường là thuốc tránh thai).


Tuy không nhiều nhưng tăng sắc tố da cũng có thể là một triệu chứng của một loại bệnh tiềm ẩn nào đó như bệnh Addison, một rối loạn nội tiết hiếm gặp trong đó tuyến thượng thận không sản xuất hormone steroid đủ. Nếu bạn lo ngại về vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để có thể chuẩn đoán và điều trị kịp thời.