Trong năm 2018 và 2019, bóng đá Việt Nam liên tiếp đón nhận tin không vui khi hậu vệ Vũ Văn Thanh và tiền vệ Lương Xuân Trường bị chấn thương đứt dây chằng đầu gối, phải lên bàn mổ.


Giai đoạn tập hồi phục, cả hai đều thực hiện nghiêm ngặt giáo án của bác sỹ. Có thể nói, sự kiên trì chính là chìa khóa giúp họ sớm trở lại sân cỏ.
Hồi đầu năm nay, Văn Thanh đã trở lại trong màu áo HAGL và đến tháng 7 vừa qua, đến lượt Xuân Trường xỏ giày vào sân thi đấu cho đội bóng phố Núi. Trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông hồi tháng 6, Xuân Trường nói rằng anh rất nhớ bóng đá nhưng không thể nóng vội. “Là cầu thủ mà không được thi đấu luôn gây cảm giác khó chịu. Chẳng hạn như hồi cuối tháng 5, ty le keo bong da khi HAGL đá với DNH Nam Định ở Cúp QG, tôi đã quay lại tập luyện nhưng đến lúc đội ra sân thi đấu thì phải lên khán đài. Bác sỹ dặn không được đốt cháy giai đoạn mà phải kiên trì chờ đợi”, Xuân Trường nói.
Rất nhiều lần, Xuân Trường rời nơi chữa trị chấn thương để gặp gỡ các đồng đội ra Bắc thi đấu nhằm vơi nỗi nhớ bóng đá. Mãi đến tháng 7, khi quá trình hồi phục ổn định anh mới ăn ở, tập luyện cùng HAGL. Thậm chí, khi mùa giải 2020 tạm dừng vì dịch Covid-19, Xuân Trường còn đạp xe từ Hà Nội về quê nhà Tuyên Quang. Chuyến đi hơn 100 km đó giúp thể trạng của anh tốt hơn và đến giờ đã hoàn toàn khỏe mạnh.
Thông tin Đình Trọng âm thầm phẫu thuật sụn chêm cách đây 1 tháng và phải nghỉ đến hết mùa giải 2020 đã dấy lên nhiều nỗi âu lo. Nói thế, bởi trong vòng 2 năm Đình Trọng đã lên bàn mổ 3 lần, đồng nghĩa phong độ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều người bảo chấn thương lâu và dai dẳng của Đình Trọng bắt đầu từ việc quay lại thi đấu quá sớm ở VCK U23 châu Á 2020, sau ca phẫu thuật dây chằng gối tại Singapore hồi giữa năm 2019. Tuy nhiên, tôi lại thấy điều này đã bắt nguồn từ sau đợt phẫu thuật xương mu bàn chân hồi tháng 1 năm 2019 của Trọng tại Hàn Quốc.
Thời điểm ấy, quá trình hồi phục của trung vệ này chỉ mới hơn 1 tháng, chưa kể còn bị mưng mủ ở vết thương phải mổ lại lần nữa, nhưng ty le cuoc bong da Đình Trọng vẫn gật đầu vào sân thi đấu tại vòng loại U23 châu Á 2020 diễn ra hồi cuối tháng 3 cùng năm. Đau nhưng vẫn cắn răng đá với một thể trạng không tốt ở cấp đội tuyển, đương nhiên Đình Trọng không thể nói “không” khi về khoác áo thi đấu cho Hà Nội FC ở V.League. Kết quả là một chấn thương nặng hơn, khiến anh phải sang Singapore phẫu thuật như đã biết…
Theo các chuyên gia, việc Đình Trọng tái phát chấn thương bắt nguồn từ sức ép thành tích ở cấp đội tuyển, nhưng quan trọng là anh đã không biết nói “không” với HLV trưởng khi cảm thấy đôi chân của mình chưa có thể trạng tốt nhất. Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam không chỉ có mỗi Đình Trọng gặp vấn đề này.