Dưới đây là những thông tin giúp ích cho người bệnh biết rối loạn tiêu hóa nên ăn gì. Để không mắc phải những hệ lụy nghiêm trọng. Tốt nhất ngay từ khi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa bất thường. Hãy thăm khám kiểm tra y tế sớm để xác định cụ thể tình trạng sức khỏe đang gặp phải.
Chế độ ăn có ảnh hưởng quan trọng tới hệ tiêu hóa. Nhất là đối với người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để ngăn ngừa tình trạng khó chịu của bệnh?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Dấu hiệu của người bị rối loạn tiêu hóa thường là:

  • Buồn nôn, nôn, bụng căng chướng khó chịu, đầy hơi, khó tiêu,...
  • Đau bụng âm ỉ hoặc có lúc đau quặn bụng
  • Đi ngoài tiêu chảy hoặc táo bón dài ngày

Chủ yếu những người bị rối loạn tiêu hóa là do:

  • Ăn ít chất xơ, chế độ ăn uống không khoa học
  • Ăn nhiều các sản phẩm từ sữa cùng lúc
  • Chế độ ăn uống thay đổi
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh
  • Lười vận động thể dục thể thao


Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để cải thiện triệu chứng
Dưới đây là một số thực phẩm người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn:

  1. Quả chuối

Theo nhiều nghiên cứu, chuối là loại trái cây hàng đầu tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi trong chuối có chứa nhiều kali, giúp cung cấp chất điện phân cho cơ thể. Điều này có ích cho người bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước. Ngoài ra chuối còn có khả năng hấp thu lượng chất lỏng dư thừa trong dạ dày khi tiêu chảy, phục hồi vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

  1. Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn lợi khuẩn. Giúp tăng cường hệ tiêu hóa và kích thích chức năng tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, chúng còn hiệu quả trong việc điều trị táo bón. Và hạn chế nguy cơ tiêu chảy nhiều lần trong ngày

  1. Khoai lang

Trong khoai lang có chứa lượng Vitamin, khoáng chất, chất xơ và Carbohydrate có khả năng cao hỗ trợ tình trạng viêm loét dạ dày và tá tràng, giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
Người bệnh nên ăn khoai lang vào những bữa phụ trong ngày. Hoặc chế biến khoai lang dưới dạng hấp, luộc, nấu canh, soup,...


  1. Gừng

Đây là nguyên liệu truyền thống mà dân gian thường “mách” cách làm ấm bụng, giảm tình trạng đau bụng do rối loạn tiêu hóa. Gừng còn có chức năng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng tốc độ chuyển hóa chất từ dạ dày tới ruột non. Đồng thời làm giảm chứng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn ở người viêm dạ dày.


  1. Lá bạc hà

Lá bạc hà là loại thảo dược lành tính có nhiều công dụng khác nhau như dùng để chữa bệnh hoặc làm rau sống ăn kèm. Tinh dầu bạc hà chiết xuất từ lá bạc hà được chứng minh có thể làm giảm các vấn đề tiêu hóa. Ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó chịu ở dạ dày cũng như rối loạn nhu động ruột. Đồng thời làm giảm chứng khó tiêu, thúc đẩy chuyển động của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa.

  1. Đu đủ

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, có chứa một loại Enzyme tiêu hóa. Giúp phá vỡ các protein thành các loại Protein thành các đoạn protein thành các đoạn protein nhỏ hơn. Đây là thành phần cần thiết trong chế độ ăn uống, giúp tiêu hóa protein . Ngoài ra còn làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, gây đầy hơi, khó tiêu.


  1. Quả bơ

Quả bơ rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn. Tốt cho việc duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa, túi mật, tuyến tụy và gan. Đồng thời chúng cũng giúp chuyển đổi beta-carotene thành Vitamin A cần thiết cho niêm mạc đường ruột.

Người bị rối loạn tiêu hóa nên lưu ý điều gì?
Ở bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc bổ sung những thực phẩm trên vào khẩu phần ăn hàng ngày. Cần chú ý thêm một số điều sau:

  • Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Chế độ ăn uống điều độ, không ăn bỏ bữa và không ăn quá no một bữa
  • Chú ý ăn nhiều rau xanh, củ quả và hạn chế ăn thịt đỏ
  • Bổ sung đầy đủ nước uống mỗi ngày (khoảng 2-3 lít nước)
  • Tăng cường ăn các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như ổi, cam, bưởi,...


Trên đây là những thông tin giúp ích cho người bệnh biết rối loạn tiêu hóa nên ăn gì. Để không mắc phải những hệ lụy nghiêm trọng. Tốt nhất ngay từ khi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa bất thường. Hãy thăm khám kiểm tra y tế sớm để xác định cụ thể tình trạng sức khỏe đang gặp phải.
>> Phân biệt đại tràng ông lạc thể nhiệt và thể hàn tại đây>> Đại Tràng Ông Lạc
>> Báo Gia đình Việt Nam nói về sản phẩm Đại Tràng Ông Lạc
>>> Alo Bác Sĩ Nói về sản phẩm : Đại tràng Ông Lạc