Một số chia sẻ của đội ngũ HLV cá nhân chuyên nghiệp tại trung tâm Gym Kingoper sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về các chấn thương trong gym.
Thời buổi công nghệ thông tin và phát triển đến vượt bậc như ngày nay, con người ta ngoài việc ăn ngon mặc đẹp còn phải luôn trân trong sức khỏe để sống lâu với thời gian. Xã hội hiện đại các công việc văn phòng dành cho nữ luôn chiếm được nhiều thiện cảm và đó cũng là tiêu chí lựa chọn công việc của chính họ, điều này làm họ cảm thấy mình chậm chạp, béo bụng hay những nguy cơ lười vận động khác.


Trước bối cảnh này, hàng loạt người với tiêu chí làm đẹp đã lựa chọn phòng GYM để giúp mình cải thiện lại vóc dáng hay ít nhiều có thể là động lực giúp họ siêng vận động một cách tích cực hơn để duy trì cuộc sống lâu dài tốt hơn. Tập luyện thể thao ngoài trời đang trở thành những hoạt động nâng cao sức khỏe và giải trí được nhiều người ưa thích. Vận động thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng khi vận động đến với thể dục thể thao thì việc chấn thương trong tập luyện là điều không thể tránh khỏi.
Chấn thương trong thể thao có thể xảy đến cho bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, có thể do yếu tố khách quan hay chủ quan đến từ không gian tập luyện mà vô tình mình mắc phải hoặc do bản thân từ người tập như: khởi động không tốt, tự ý tập không theo sự chỉ dẫn của HLV,……Kingoper tổng hợp lại những chấn thương thường gặp trong thể thao xin gửi đến các bạn thông tin như sau:

  1. Bong gân (sprain): hiện tượng dây chằng, bao khớp bao quanh khớp bị giãn, rách.
  2. Đau căng cơ: hiện tương gân hoặc cơ bị vặn xoắn, kéo giãn hay bị rách.
  3. Trật khớp: khi 2 đầu xương của một khớp bị trật rời nhau.
  4. Gãy xương: có thể gãy xương rõ rệt, tức thời do lực tác động mạnh; hoặc có thể gãy xương do mệt lâu ngày, khó nhận ra do lực tác động nhỏ, lập đi lập lại, hay gặp ở bàn chân và chi dưới. Trong trường hợp này nếu không nhận được sự hỗ trợ của PT bạn rất dễ mang thương tích nặng có thể vĩnh viễn không đến phòng tập được nữa.
  5. Đứt dây chằng: dây chằng nối 2 đầu xương của khớp bị đứt, làm khớp lỏng lẻo hoặc trật ra.
  6. Đứt gân: gân là thành phần của bắp cơ nối vào xương vùng gần khớp bị đứt. Thường gặp nhất là đứt gân gót, sợi gân nối cơ bắp chân vào xương gót ở vùng cổ
    chân.

Người trưởng thành thường hay dễ chấn thương hơn là người trẻ do sự nhanh nhẹn, sức bật và độ dẻo dai ngày càng giảm, không như hồi trẻ. Hơn nữa, đó là sự thay đổi quá nhanh lối sống từ thụ động, ít thể dục thể thao sang lối sống tích cực, vận động thể lực nặng của một số nhóm người mới bắt đầu bước vào giai đoạn tập luyện.NHỮNG LỜI
KHUYÊN SAU GIÚP HẠN CHẾ CÁC TỔN THƯƠNG

  1. Chấp nhận giới hạn của cơ thể, không nên dùng quá sức
  2. Không nên dồn sức cho ngày cuối tuần
  3. Chơi “đúng kiểu, vừa sức”: Ở mỗi độ tuổi, sức khỏe ta thay đổi, ta nên chọn môn thể thao phù hợp, kiểu chơi vừa sức với mình, tránh quá tải hay gãy xương do mệt.
  4. Trang thiết bị bảo hộ, bảo vệ đầy đủ: Chọn giày, dụng cụ thể thao thích hợp cho từng môn chơi. Luôn mang băng cổ tay, gối, cổ chân, băng giảm chấn…bảo vệ cơ thể khi cần thiết.
  5. Không được vội vàng, nên cho cơ thể có thời gian để thích ứng.
  6. Tập luyện thể lực bằng nhiều hình thức vận động hỗ trợ khác nhau nếu được. Ví dụ như chạy bộ giúp nâng cao sức bền, tập luyện thể thao giúp năng sức mạnh, bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn tim mạch…
  7. Lắng nghe và thấu hiểu cơ thể mình: Khi tập luyện thể thao, bạn thấy mệt bạn nên nghỉ ngơi và sau đó hãy tập tiếp
  8. Gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có vấn đề: Khi bạn gặp trấn thương trong lúc tập gym hay trục trặc sức khỏe trong quá trình tập luyện, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa y học thể thao để được tư vấn và chữa trị sớm, đúng cách.