Trong số các bệnh lư trên th́ bệnh đau dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylory (gọi tắt là HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Việt Nam thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm HP cao (> 70% ở người lớn và > 39% ở trẻ nhỏ). Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do một số enzym do HP giải phóng ra gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Theo nghiên cứu, viem loet da day, HP có mặt ở 75% loét dạ dày và 90% loét hành tá tràng. Đường lây truyền của HP chủ yếu qua thức ăn và nước uống; người ta cũng t́m thấy HP trong nước bọt nên có thể lây qua đường miệng (ví dụ khi hôn nhau…).


Vậy người bị bệnh đau, viêm loét dạ dày - hành tá tràng cần có chế độ ăn uống thế nào?


Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên tắc đầu tiên là thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ, không nên dùng thực phẩm ăn sống. Khi ăn người bệnh phải nhai kỹ, ăn chậm, không ăn quá no một lúc và chia thành nhiều bữa (4 – 5 bữa) để giúp trung ḥa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày. Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu, không nên ăn quá nhiều canh dùng với cơm. Không nên sử dụng quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, cay, nóng. Chế độ ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, chữa bệnh đau dạ dày, không uống rượu, hút thuốc. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lư, tránh làm việc quá sức, ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay; hạn chế căng thẳng lo âu kéo dài, phiềm muộn quá đáng.