Không tranh cạnh được với những người bán cá viên chiên ở suối Lồ Ồ (tỉnh B́nh Dương), cha con ông Trần Văn Thọ đành gói ghém hành trang nhập vào nhóm người bán cá viên chiên ở tổ 20C, khu phố 3, phường Bửu Long (TP.Biên Ḥa), dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Út Sang.


* T́m thủ lĩnh mới


Sau khi được thủ lĩnh Út Sang (Lưu Văn Sang) gật đầu cho nhập nhóm và giao 3 chiếc xe đẩy hành nghề, cha con ông Thọ biểu lộ niềm vui ra mặt. Ông Thọ bộc bạch, kể từ nay, cha con ông không c̣n bị những người bán cá viên chiên khác hiếp đáp, giành giật địa bàn. “Cái nghề bán cá viên chiên cũng cạnh tranh, kèn cựa nhau dữ lắm. Chuyện người mới vào nghề bị người đi trước giành giật khu vực buôn bán, gây gổ và cả việc bị nhóm khác thuê xă hội đen uy hiếp, đập phá xe nữa” - ông Thọ cho hay.


Ông Thọ bên chiếc xe cá viên chiên mới. Ảnh: Đ.Phú
Ông Thọ bên chiếc xe cá viên chiên mới. Ảnh: Đ.Phú
Sau một ngày được ông Út Sang chở xe máy đi ḷng ṿng xem xét địa bàn, ghi nhớ đường đi nước bước và sắp xếp nơi ăn, chốn ở, cha con ông Thọ có thể nhận hàng đi bán để mưu sinh. Ông Thọ cho biết, ngày đầu tiên đẩy xe đi bán dạo quanh khu vực Văn Miếu Trấn Biên ông lời được 70 ngàn đồng. C̣n anh Tho (con trai ông Thọ) lời được 100 ngàn đồng. Ông Thọ thổ lộ: “Về đây tui thấy dễ thở hơn”.


Kể từ ngày cha con ông Thọ nhập nhóm, xóm cá viên chiên tại tổ 20 C, khu phố 3, phường Bửu Long do Út Sang làm thủ lĩnh có thêm 6 thành viên mới, đều là đồng hương An Giang với ông. Ông Út Sang cho biết, nơi đây có 5 đại gia đ́nh, gồm gia đ́nh ông Sang (11 nhân khẩu), gia đ́nh bà Đua (chị gái ông Út Sang) và gia đ́nh các ông Tuấn, Mến, Năm Tùng (em trai ông)…, với trên 20 nhân khẩu. Nhóm của ông có 15 chiếc xe, trong đó ông quản lư 12 chiếc. Ngoài việc cấp xe, giao địa bàn, ông c̣n có nhiệm vụ lo cho họ nơi ăn ở, điện nước, cơm ăn ba bữa và cung cấp hàng cho họ bán. “Tiền lăi được ăn chia theo tỷ lệ 7:3, ông hưởng 7 phần, người bán 3 phần” - ông Út Sang cho biết.


Cũng theo ông Út Sang, việc tổ chức đội xe bán cá viên chiên cần nhiều yếu tố như: vốn, sở hữu nhiều tuyến đường, sắp xếp công việc hợp lư cho từng thành viên, khôn khéo xử lư t́nh huống tranh giành địa bàn với nhóm khác và giữa các thành viên với nhau. Ngoài ra, người chủ phải “tập huấn nghề” cho các thành viên mới và tính được lượng hàng bán (tổng số lượng hàng phát ra theo yêu cầu của các thành viên) theo năng lực của từng người để tránh lỗ vốn, trả hàng ế.


Theo thông lệ (bất thành văn) thủ lĩnh các nhóm cá viên chiên tiếp nhận hoặc sa thải thành viên đều giống nhau. Chính v́ vậy, ông Út Sang thường xuyên nhắc nhở mọi người: Các thành viên phải đoàn kết, không buôn bán chồng lấn địa bàn của nhau (đúng như phân công). Bảo quản xe sạch sẽ, buôn bán ế th́ phải báo, ṣng phẳng trong ăn chia, siêng năng. “Nếu ai làm trái cam kết nhiều lần hoặc có ư định tách nhóm ra làm riêng th́ tui không chịu trách nhiệm” - Út Sang thẳng ruột bày tỏ.


* Phía sau xe đẩy cá viên chiên


21 giờ, bà Tư Đua lủi thủi đẩy xe cá viên chiên về căn lều bạt. Trong ánh đèn lờ mờ, bà tranh thủ làm vệ sinh xe, cất hàng thừa vào thùng lạnh, rồi lục đục lo cơm nước. Cơm nước xong, bà Tư Đua chưa vội ngủ mà thu ḿnh trong mùng, ngồi đếm những đồng tiền lẻ. Bà Tư Đua cho biết, những ngày qua mưa nhiều nên mỗi ngày bà chỉ kiếm được hơn 50 ngàn đồng tiền lời. Số tiền trên bà dành dụm gửi về quê nuôi chồng bệnh tật. “Hiện tui đă kiếm mối chăn trâu cho ông nhà. Nay mai tui rước ổng lên ở cùng. Tui th́ bán cá viên chiên, ổng th́ chăn trâu thuê” - bà Tư Đua bộc bạch.


Để hành nghề bán cá viên chiên, bà Tư Đua bỏ ra gần 4 triệu đồng để mua xe đẩy, b́nh ắc quy, chảo, bếp gas… V́ là chị gái của Út Sang nên bà được ưu tiên không cần phụ thuộc vào nhóm. Bà Tư Đua bày tỏ, ra riêng th́ mọi thứ phải lo và lợi nhuận hàng ngày cũng không cao hơn so với làm ăn chia với Út Sang. Bà làm riêng v́ có tuổi, sức khỏe yếu và không muốn vướng bận ông Út Sang. “Khi chưa theo Út Sang lên đây bán cá viên chiên, ở quê tui sống bằng nghề cắt lúa mướn, nhổ cỏ thuê. Bán cá viên chiên thu nhập khá hơn thời cắt lúa, nhổ cỏ thuê” - bà Tư Đua nói.


Các thành viên trong nhóm Út Sang chuẩn bị chu đáo cho một ngày bán hàng xa. Ảnh: Đ.Phú
Các thành viên trong nhóm Út Sang chuẩn bị chu đáo cho một ngày bán hàng xa. Ảnh: Đ.Phú
22 giờ, Ba Tho là người cuối cùng về xóm. Tuy vậy, Ba Tho vẫn giữ thói quen dọn rửa xe xong mới chịu ngồi vào mâm ăn tối cùng mọi người. Ba Tho vừa ăn vừa ca thán: “Hồi chiều tui bị một bà khách sang trọng chửi đổng khi con gái bà ta đ̣i mua ḅ chiên. Bà ta mắng con đừng ăn cái đồ dơ bẩn này”. Nghe Ba Tho nói vậy, chị Bạch Lài (vợ Ba Tho) đang ru con ngủ liền góp tiếng: “Tui th́ bị một bà sồn sồn trề môi chê khi trả tiền mua cây xúc xích chiên cho cậu ấm. Bà ta nói v́ chiều con chứ ăn những thứ này dễ bị tào tháo đuổi lắm”.


“Bán cá viên chiên bị nhà giàu chê mắng là chuyện thường. Bởi v́ họ cao sang quá, trong khi đối tượng mua hàng của ḿnh là người b́nh dân, con nít” - anh Mến góp chuyện. “Tụi tui mua hàng trong siêu thị về bán đàng hoàng. Họ chê v́ họ khinh ḿnh chứ tụi tui không bán hàng mất vệ sinh” - ông Út Sang giải thích với chúng tôi. Cũng theo ông Út Sang, nhờ bán cá viên chiên mà ông sắm được chục mẫu đất dưới quê. Làm nghề ǵ cũng cần có đức, có tâm, bán thứ mất vệ sinh cho người ta ăn th́ mang tội, không ngóc đầu lên được.


Những lời chê bai hàng cá viên chiên của khách sang chỉ làm cho người bán buồn ḷng trong chốc lát. Theo anh Thẳng, điều mà anh đau đớn nhất là bị những người cùng làm nghề giành mất nơi bán hàng quen thuộc của ḿnh. Khi c̣n bán hàng ở suối Lồ Ồ, anh từng bị họ đập phá xe, thuê côn đồ xua đuổi, dọa nạt. “Chính v́ vậy mà tụi tui t́m đến thủ lĩnh Út Sang nhờ bao bọc. Chúng tôi quyết sướng khổ có nhau, không dám đơn độc hành nghề”- anh Thẳng nói.


Cuộc sống của người bán cá viên chiên không phải ai cũng may mắn thoát khỏi cảnh nghèo như ông Út Sang. Ông thổ lộ, không hiếm người bán cá viên chiên hám lợi giành giật địa bàn của người khác dẫn đến đôi bên ẩu đả, thậm chí có trường hợp những người bán cá viên chiên ham rượu chè, cờ bạc, bỏ hàng, nợ tiền của trưởng nhóm rồi trốn biệt hoặc làm ăn kiểu chụp giật. “Chỉ những người buôn bán chân chính, chịu thương chịu khó, không ngại đường xa, đêm tối và có ư thức làm ăn mới tồn tại lâu dài với nghề” - ông Út Sang khẳng định